02/11/2021 - 33 lượt xem

Các lý do để mua và bán cổ phiếu Microsoft

Giá cổ phiếu Microsoft (NASDAQ:MSFT) đã đạt mức cao nhất trong lịch sử sau khi ông lớn công nghệ này công bố báo cáo thu nhập quý đầu tiên của năm tài chính 2022 vào thứ ba, ngày 26 tháng 10. Doanh thu của công ty đã tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái lên 45,3 tỷ USD, đánh bại ước tính của các chuyên gia phân tích ở mức 1,3 tỷ USD. Thu nhập sau điều chỉnh của công ty đã tăng 25% lên 2,27 USD trên một cổ phiếu, vượt qua kỳ vọng với chênh lệch 0,19 USD.

Đối với quý tài chính thứ hai, Microsoft dự kiến ​​doanh thu của mình sẽ tăng 16% đến 18% so với cùng kỳ năm ngoái, vượt qua kỳ vọng của các chuyên gia phân tích với mức tăng trưởng 14%.

Con số của Microsoft rất ấn tượng nhưng một số nhà đầu tư có thể không muốn mua cổ phiếu của hãng sau khi giá cổ phiếu đã tăng gần 50% trong năm nay và vượt qua vốn hóa thị trường của Apple để trở thành công ty giá trị nhất thế giới vào cuối tháng 10. Trong bài này, hãy cùng xem lại ba lý do để mua cổ phiếu Microsoft – cũng như một lý do để bán nó – để xem liệu ông lớn phần mềm có còn là một khoản đầu tư hấp dẫn ở mức giá hiện tại hay không.

1. Tăng trưởng của Microsoft Cloud

Tăng trưởng mạnh mẽ của Microsoft trong bảy năm qua được dẫn dắt bởi sự mở rộng của các dịch vụ đám mây, bao gồm Azure, Office 365, Dynamics, LinkedIn và các phần mềm dựa trên đám mây khác. Công ty báo cáo tăng trưởng của các mảng kinh doanh này cùng nhau trong phân khúc “Microsoft Cloud”.

Doanh thu của Microsoft Cloud đã tăng 36% so với cùng kỳ năm ngoái lên 20,7 tỷ USD trong quý tài chính đầu tiên, bằng với tốc độ tăng trưởng 36% trong quý thứ tư của năm tài chính 2021.

Azure, phân khúc được theo dõi chặt chẽ nhất của Microsoft Cloud, đã tăng doanh thu 48% trên cơ sở tiền tệ cố định. Điều đó thể hiện một sự tăng tốc từ mức tăng trưởng 45% trên cơ sở tiền tệ cố định của Azure trong quý tài chính thứ tư và sẽ làm giảm bớt lo ngại về khả năng giảm tốc.

Theo Canalys, thị phần của Azure trên thị trường cơ sở hạ tầng đám mây toàn cầu cũng tăng từ 19% lên 21% trong khoảng thời gian từ Q3 năm tài chính 2020 đến cùng kỳ năm tài chính 2021. Kết quả này đặt nó vững chắc ở vị trí thứ hai sau Amazon Web Services (AWS) của Amazon (NASDAQ:AMZN); dịch vụ này đã giữ thị phần của mình không đổi so với cùng kỳ năm ngoái ở mức 32%.

Microsoft có thể sẽ không đạt được mức tăng trưởng đó nếu không có Satya Nadella, người thứ ba nắm giữ chức CEO của công ty vào năm 2014 và tích cực mở rộng các dịch vụ này với câu thần chú “di động trước tiên, đám mây trước tiên” của mình.

2. Các thách thức mở cửa trở lại

Trong thời gian đại dịch bùng phát, một số dịch vụ dành cho khách hàng doanh nghiệp của Microsoft – bao gồm Office 365 Commercial, Dynamics 365 và LinkedIn Marketing Solutions – đã bị chững lại do các doanh nghiệp bị đóng cửa.

Nhưng những khó khăn đó đã giảm bớt khi nhiều doanh nghiệp mở cửa trở lại. Office 365 Commercial và Dynamics 365 đã tăng trưởng nhanh chóng trên cơ sở đơn vị tiền tệ cố định trong quý đầu tiên trong khi LinkedIn Marketing vẫn đang tiếp tục tăng trưởng.

Tăng trưởng đó của các phân khúc “mở cửa trở lại” này, cùng với tăng trưởng không ngừng của Azure và các dịch vụ đám mây khác của công ty, đang bù đắp cho tốc độ tăng trưởng chậm hơn của bộ phận Surface và Xbox của Microsoft, cả hai đều bị ảnh hưởng bởi vấn đề thiếu hụt nguồn cung chip và các hạn chế chuỗi cung ứng khác trong quý tài chính đầu tiên.

3. Trả lại nhiều tiền mặt cho cổ đông

Microsoft đã chuyển đổi thành một công ty tăng trưởng cao một lần nữa trong vài năm qua nhưng vẫn tiếp tục trả lại hàng chục tỷ đô la cho các cổ đông của mình.

Microsoft đã chi hơn 39 tỷ USD cho cổ tức và các khoản mua lại cổ phiếu trong năm tài chính 2021, chiếm khoảng 70% dòng tiền tự do (FCF). Công ty đã chi 10,9 tỷ USD khác, tương đương 58% FCF của mình, cho cả hai chương trình này trong quý đầu tiên của năm 2022.

Tỷ suất cổ tức kỳ hạn 0,8% của Microsoft sẽ không thu hút bất kỳ nhà đầu tư định hướng thu nhập nghiêm túc nào. Tuy nhiên, công ty đã giảm số lượng cổ phiếu của mình gần 10% trong bảy năm qua, đồng thời bù đắp sự pha loãng từ các kế hoạch trả thưởng dựa trên cổ phiếu của mình.

Một lý do để bán Microsoft: định giá của cổ phiếu

Hiện nay, Microsoft có giá trị vốn hóa gần 2,4 nghìn tỷ USD, gấp tám lần giá trị vốn hóa thị trường khoảng 300 tỷ USD của công ty khi Satya Nadella bắt đầu đảm nhận vị trí CEO.

Cổ phiếu của công ty hiện giao dịch ở mức giá gấp 13 lần doanh số trong năm nay và gấp 35 lần lợi nhuận trong cùng kỳ năm ngoái. Mức định giá này hơi cao so với kỳ vọng của các chuyên gia phân tích với tăng trưởng doanh số 14% và tăng trưởng thu nhập 9% trong năm nay.

Vốn hóa thị trường khổng lồ và mức định giá cao của công ty có thể khiến Microsoft gặp khó khăn trong việc lặp lại thành quả của một multibagger (cổ phiếu có thể tăng trưởng gấp nhiều lần) trong bảy năm qua.

Hiện tại có phải là thời điểm thích hợp để mua Microsoft?

Cổ phiếu Microsoft có định giá cao nhưng phe giá giảm vẫn tiếp tục lặp lại bài ca cũ kỹ của mình trong nhiều năm khi cổ phiếu của công ty tăng vọt. Microsoft có khả năng rất lớn xứng đáng với mức định giá cao của mình vì vẫn là một khoản đầu tư thông minh trong dài hạn, một khoản đầu tư chắc chắn sẽ tiếp tục sinh lời từ thị trường dịch vụ đám mây vẫn đang tiếp tục mở rộng trong dài hạn.


Không bỏ lỡ bài viết hay mỗi tuần!

Để lại thông tin, Tạp chí Trading sẽ cập nhật cho bạn các bài viết tương tự nhanh nhất qua email!

Website được phát triển bởi CÔNG TY TNHH MTV PIPSCOLLECTOR và là chuyên trang phi lợi nhuận dành cho mọi nhà đầu tư Việt.

© 2023, All rights reserved.

Địa chỉ: Văn phòng 2, Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Follow Us

Email:tapchitrading.app@gmail.com

Được bảo trợ bởi:

Example Image
DMCA.com Protection Status