03/06/2022 - 4 lượt xem

Nguyên nhân cổ phiếu Unilever ngày càng trở nên thú vị

Những điểm chính

  • Nelson Peltz của Trian Partners đã ngồi vào một vị trí có sức ảnh hưởng lớn tại gã khổng lồ hàng tiêu dùng.
  • Trước đây Peltz từng mang đến bước ngoặt không nhỏ cho một công ty tương tự: Procter & Gamble
  • Với sự tham gia của Peltz, Unilever dần trở nên thú vị hơn nhiều trong mắt các nhà đầu tư.

Một nhà đầu tư chủ động hàng đầu đang đề ra mục tiêu “sốc” lại mọi thứ ở gã khổng lồ hàng tiêu dùng đóng gói.

Nhà đầu tư chủ động nổi tiếng Nelson Peltz, người sáng lập Trian Partners, đã nắm giữ 1,5% cổ phần của Unilever (UL). Vị thế trị giá khoảng 1,6 tỷ USD khiến Trian trở thành một trong những cổ đông lớn nhất của tập đoàn hàng tiêu dùng đóng gói (CPG).

Unilever là một tập đoàn quốc tế khổng lồ chiếm thị phần không nhỏ trong lĩnh vực hàng tiêu dùng thiết yếu. Các thương hiệu trong danh mục đầu tư của Unilever bao gồm các sản phẩm chăm sóc cá nhân của Dove như xà phòng và chất khử mùi, Mayonnaise của Hellmann đến kem của Ben & Jerry.

Peltz có thể tìm cách giúp Unilever thay đổi hướng tiếp cận như thế nào? Và điều này mang ý nghĩa ra sao đối với các nhà đầu tư? Hãy cùng tìm hiểu.


  • investo - uni - 220603

Nguồn: Getty Images.


Việc Pelz chọn Unilever đặc biệt thú vị do ông được cho là nhà đầu tư tích cực thành công nhất từ trước đến nay với Procter & Gamble (PG), công ty cùng ngành và là một trong những đối thủ cạnh tranh sát sườn của Unilever. Peltz cho biết ông thấy Unilever có “tiềm năng đáng kể, thông qua tận dụng danh mục các thương hiệu tiêu dùng mạnh và độ phủ về mặt địa lý” và ông muốn hợp tác với công ty. Liệu Peltz có thể mang những điều kỳ diệu như cách đã làm với Procter & Gamble không? 


Vài năm trở lại đây 

Unilever gần như chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ một số thay đổi. Mới đây công ty đã thử thách sự kiên nhẫn của các nhà đầu tư với thương vụ đấu thầu thất bại mảng kinh doanh chăm sóc sức khỏe của GlaxoSmithKline (GSK). Trước đó, nhiệm vụ tập trung vào tính bền vững và xác định “mục đích” của từng thương hiệu trong số 400 thương hiệu của Unilever đã thu hút sự phẫn nộ của một số nhà đầu tư, bao gồm cả Terry Smith, top 10 chủ sở hữu của Fundsmith. Terry nói rằng khi công ty tìm cách xác định mục đích của sốt mayonnaise Hellman, thì có nghĩa ban giám đốc đã “phát rồ” mất rồi.

Nhưng làn sóng bất mãn ngày càng đi xa hơn. Unilever không chỉ hoạt động kém hiệu quả so với thị trường chung trong năm năm qua mà còn kém hơn hẳn Procter & Gamble. Peltz đã bắt đầu chiến dịch của mình để mang lại những thay đổi cho Procter & Gamble vào năm 2017. Trong khi Procter & Gamble công bố mức lợi nhuận cực cao tới 67% trong năm năm qua, Unilever phải chật vật với mức lỗ 16% trong cùng khung thời gian.

Điều này có nghĩa là Procter & Gamble đã vượt trên Unilever tới 83% trong 5 năm qua. Nestlé (NSRGY), một công ty quốc tế có mức vốn hóa lớn khác trong lĩnh vực này, cũng vượt trội đáng kể so với Unilever với mức lợi nhuận là 43%. 

Hơn nữa, Procter & Gamble giao dịch ở mức giá gấp 26 lần thu nhập, trong khi Unilever chỉ giao dịch ở mức định giá khiêm tốn hơn là gấp 17 lần thu nhập.


0602_Hau Duong_fool_un_image 2.jpg


Bí quyết của Peltz 

Rõ ràng, Procter & Gamble đã kiếm được bộn tiền cùng bội số định giá lớn nhờ hiệu quả hoạt động mạnh mẽ trong vài năm qua. Nhưng điểm sáng là Unilever có cơ hội để cố gắng thu hẹp khoảng cách này. Một trong số những thay đổi Peltz thúc đẩy tại Procter & Gamble và biến cổ phiếu thành một khoản đầu tư thành công của ông đó là mỗi bộ phận chịu trách nhiệm về lợi nhuận và thua lỗ của chính mình. Đồng thời các bộ phận cũng tự đánh giá lại các khoản lương và thưởng tương ứng.

Peltz muốn P&G tập trung vào ba bộ phận kinh doanh. Ngoài ra công ty cần đầu tư vào đổi mới và các thương hiệu có khả năng mang lại nhiều tiếng vang hơn với người tiêu dùng trẻ tuổi. Trong khi Peltz không có được tất cả những thay đổi như mong muốn ban đầu, P&G đã cắt giảm quy mô bằng cách thu hẹp 10 bộ phận xuống còn 6 bộ phận. Từ đó giúp công ty trở nên gọn gàng hơn, tăng thu nhập và duy trì thị phần.

Đây có vẻ là một bí quyết mà Unilever có thể tận dụng và hưởng lợi. Nhà phân tích Bruno Montyne của Bernstein suy đoán những thay đổi được đề xuất tại Unilever sẽ đưa công ty “quay trở lại các vấn đề cơ bản” bằng cách “đầu tư vào đổi mới, điều chỉnh các chương trình trả thưởng và đẩy nhanh tốc độ thâu tóm và thanh lý.” Peltz có rất nhiều lựa chọn trong hơn 400 thương hiệu thuộc danh mục đầu tư của Unilever. 


Trước mắt 

Mặc dù Unilever đã gặp khó khăn trong vài năm qua, nhưng công ty vẫn sở hữu rất nhiều điểm sáng. Và Peltz cũng có rất nhiều vấn đề phải xử lý, bao gồm mức định giá khiêm tốn, tỷ suất cổ tức 4,5%, danh mục đầu tư chứa đầy các thương hiệu được công nhận trên toàn cầu cũng như sự hiện diện mạnh mẽ ở các thị trường mới nổi.

Bất kỳ sự thay đổi nào trong đây cũng cần đến một quá trình dài hơi. Dựa trên quy mô của công ty, hoạt động chuyển dịch chẳng khác nào như chỉnh lại hướng đi của một con tàu biển khổng lồ vậy. Và cũng chẳng có gì đảm bảo Peltz có thể thực hiện những thay đổi như mong muốn.

Tuy nhiên, đây có vẻ là một bước phát triển tích cực và Unilever đang bắt đầu trở nên thú vị hơn rất nhiều từ góc độ đầu tư. Nếu Peltz có thể đạt được mức độ hiệu quả tại Unilever như cách đã thực hiện với Procter & Gamble trong vài năm qua, các nhà đầu tư của Unilever sẽ có lý do để ăn mừng khi mua cổ phiếu này. 


Không bỏ lỡ bài viết hay mỗi tuần!

Để lại thông tin, Tạp chí Trading sẽ cập nhật cho bạn các bài viết tương tự nhanh nhất qua email!

Website được phát triển bởi CÔNG TY TNHH MTV PIPSCOLLECTOR và là chuyên trang phi lợi nhuận dành cho mọi nhà đầu tư Việt.

© 2023, All rights reserved.

Địa chỉ: Văn phòng 2, Tầng 8, Tòa nhà Pearl Plaza, 561A Điện Biên Phủ, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Follow Us

Email:tapchitrading.app@gmail.com

Được bảo trợ bởi:

Example Image
DMCA.com Protection Status